Lời Phật dạy - Học lấy chữ Nhẫn để tạo nên nghiệp lành, vãng sanh cực lạc
Nhẫn nhục là một hạnh lành, là một thái độ khiêm cung và còn là một lối sống đẹp. Có trí tuệ và từ bi, chúng ta sẽ đủ sức kham nhẫn, chấp nhận và vượt qua tất cả chướng ngại một cách nhẹ nhàng

 

Kham nhẫn là hạnh chẳng gì hơn

Đủ đầy sức mạnh chí không sờn

Nhẫn chịu tất cả người yếu kém

Hạnh lành tối thượng tựa cao sang

(Kinh Tương ưng bộ)

 
 

Kham nhẫn là một đức tính cần thiết của con người trong việc đối nhân xử thế. Kham nhẫn nghĩa là nhẫn nại, nhẫn chịu và bao gồm hai phần là: nội nhẫn và ngoại nhẫn. Nội nhẫn tức là khả năng kiềm chế, kiểm soát được tâm trạng, cảm xúc yêu – ghét, hờn – giận, sợ hãi, kiêu ngạo,… Ngoại nhẫn là khả năng chịu đựng trước những bất toại nghịch ý từ bên ngoài như: đau bệnh, nóng lạnh, đói khát, bị coi thường, hạ nhục, bị đánh chửi,… 

Trong đạo Phật, nhẫn nhục được phân chia theo ba nghiệp: thân nhẫn, khẩu nhẫn và ý nhẫn. Thân nhẫn là sự chịu đựng của thân trước các hoàn cảnh không vừa ý. Trước những nghịch cảnh như thế, người thực hành “thân nhẫn” cố gắng chịu đựng, cán than, không chống trả mà sẽ bình tĩnh để nhẹ nhàng thích nghi với ngoại cảnh sự việc. “Khẩu nhẫn” là im lặng trước các nghịch cảnh. Trước những trái tai gai mắt, người thực hành khẩu nhẫn cần từ tốn giải thích trong ôn hòa, không giận dữ hay dùng những lời thô ác mà đối lại hoặc gây gổ. “Ý nhẫn” là tâm nhẫn nhục, trước nghịch cảnh mang đến cho thân và trước những lời nói trái tai họ đều kham nhẫn không nảy sinh sân giận, thù oán, luôn giữ tâm buông xả, an định trước mọi hoàn cảnh thuận nghịch của đời sống.

Theo Phật giáo, nhẫn nhục bên ngoài cũng rất cần, nhưng cần hơn là hướng đến nhẫn nhục thật sự từ bên trong nội tâm. Và đức tính này chỉ thành tựu khi chúng ta hội tụ đầy đủ hai yếu tố là trí tuệ và từ bi. Ở đây, ta cần quán chiếu sâu để thấy rõ tất cả pháp đều huyển hóa vô thường, thấy rõ căn nguyên là do bản thân người ta đang đau khổ phiền não do vô minh, tham ái nên mới trút nỗi khổ ra thế giới xung quanh và chúng ta. 

Nhẫn nhục là một hạnh lành, là một thái độ khiêm cung và còn là một lối sống đẹp. Có trí tuệ và từ bi, chúng ta sẽ đủ sức kham nhẫn, chấp nhận và vượt qua tất cả chướng ngại một cách nhẹ nhàng, đây gọi là nhẫn nhục Ba la mật. 

Trong Kinh Di Giáo, đức Phật có dạy: “Đối với đức tính của kham nhẫn thì giữ giới và khổ hạnh cũng không thể sánh bằng. Thực hành đức nhẫn mới xứng danh là bậc Thượng Nhân có sức mạnh.



Lời Phật dạy - Học lấy chữ Nhẫn để tạo nên nghiệp lành, vãng sanh cực lạc
Ban Lien Huu 27 tháng 6, 2022
Share this post
Tag
Lưu trữ
Lời Phật Dạy - Thực hành “Bát Chính đạo” – Chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an lạc, hạnh phúc
Lời Phật Dạy - Thực hành “Bát Chính đạo” – Chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an lạc, hạnh phúc