“Tám điều giác ngộ” - Kinh Bát Đại Nhân Giác
Mục đích của chúng ta khi học Phật, chính là vì muốn thoát ra ngoài ngục tù sinh tử, cho nên Bồ-tát phát tâm Đại thừa là vì mong độ hết thảy chúng sinh thoát khỏi khổ ách phiền não. Đối với Bồ-tát, hoằng pháp là bổn phận, lợi sinh là hoài bão, thường hằng bất biến.

 Điều thứ tám ghi nhớ giác biết

Lửa tử sinh muôn kiếp đốt nhiều

Chúng sinh khổ não đủ điều

Xưa nay không biết bao nhiêu đọa đày.

Phát tâm lớn chịu thay đau khổ

Hạnh Đại thừa rộng độ quần sinh

Khiến cho tất cả hữu tình

Đồng lên bờ giác thanh bình an vui

(Kinh Bát Đại Nhân Giác)

Đức Phật dạy rằng: Dòng sinh tử của chúng sinh chảy hoài không dứt, mỗi lần chết đi sống lại đều phải chịu bao nhiêu khổ đau sầu não, mà nguồn nguyên liệu cung ứng cho cỗ máy luân hồi vận hành miên viễn ấy chính là tội lỗi. Thân phạm sát sinh, trộm cướp, tà dâm, miệng nói sai sự thật, nói lời chia rẽ, nói thêu dệt, ác khẩu; tâm đầy tham tham, sân hận và si mê. Những nghiệp tội vô lượng vô biên đó trở thành ngọn lửa quay lại thiêu đốt thân tâm, khiến chúng sinh phải chịu biết bao khổ não, bức bách. 
 
 

Mục đích của chúng ta khi học Phật, chính là vì muốn thoát ra ngoài ngục tù sinh tử, cho nên Bồ-tát phát tâm Đại thừa là vì mong độ hết thảy chúng sinh thoát khỏi khổ ách phiền não. Đối với Bồ-tát, hoằng pháp là bổn phận, lợi sinh là hoài bão, thường hằng bất biến.

Với người học Phật, được nghe, hiểu về con đường hướng tới giác ngộ mà lại có suy nghĩ rằng: Chỉ cần an phận lo làm phúc, mong cầu đời sau được giàu sang sung túc, hưởng phúc báo cõi trời, cõi người… Như vậy, tức là không có tâm muốn thoát ly khỏi sinh tử luân hồi. Bởi một lẽ tất yếu rằng, cuối cùng khi hưởng hết phúc vẫn sẽ bị đọa xuống các cõi xấu ác. Thế nên, người trí cần sớm tỉnh giác, thấy rõ sinh tử chính là nỗi khổ lớn nhất cần phải thoát ra, đừng lầm tưởng rằng sống khỏe mạnh là hạnh phúc mà không tinh tiến tu hành. 

Chúng sinh thường nói đức Phật sẽ cứu độ mình nhưng kỳ thực chúng sinh phải tự cứu lấy mình. Bởi vì đức Phật giống như vị Thầy chỉ ra con đường chân chính đi tới giác ngộ an vui, nhưng đi hay không lại phụ thuộc vào đôi chân của chúng ta. Đức Phật giống như vị lương y bắt đúng mạch, cho thuốc hay để điều trị mọi căn bệnh sinh tử, phiền não. Nhưng uống hay không cũng là chỉ có thể do chính bản thân chúng ta quyết định.
 
Hơn thế nữa, người đệ tử Phật thường lấy cái khổ của người làm cái khổ của mình để tìm phương cách cứu giúp. Đồng thời, cũng lấy cái vui của người làm cái vui của mình nên không bao giờ tồn tại ý niệm ganh ghét đố kỵ. Khi trải tâm từ bi rộng lớn thì những ích kỷ, nhỏ nhen ngay đó tiêu tan hết lại cũng hạn chế được rất nhiều phiền não không đáng có.

Bên cạnh đó, Bồ-tát còn hòa vào cuộc đời vốn đầy phiền lụy này, khéo dùng mọi phương tiện để dẫn dắt chúng sinh cùng lên bờ giải thoát. Đây gọi là hạnh nguyện hay sự giác ngộ của Bậc Đại Nhân. 

Kinh Bát Đại Nhân Giác chính là “Tám điều giác ngộ” mà chư Phật Bồ-tát cũng như những hành giả học Phật theo đó tu tập mà dần thành tựu đạo quả, sau đó trở lại thế gian giáo hóa độ sinh. Vì muốn cho hết thảy chúng sinh sớm nhận thức rõ sự thật về bản chất của thế gian là: Vô thường - Khổ - Không - Vô ngã. Từ đó phát tâm Bồ Đề, tinh cần nỗ lực hết mình trên con đường tu tập giải thoát khỏi dòng xoáy tử sinh đầy phiền não, khổ đau này.

“Tám điều giác ngộ” - Kinh Bát Đại Nhân Giác
Ban Lien Huu 16 tháng 7, 2022
Share this post
Tag
Lưu trữ
Hiện tại lạc trú – Tuỳ duyên bất biến
Theo Phật giáo, “ở đời vui đạo” phải dựa trên nền tảng 4 chữ: “Hiện tại lạc trú” hay “Hiện pháp lạc trú”, tức là cách vun trồng hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại và ngay đây.