Cầu siêu là gì? Nghi thức cầu siêu cho người thân quá cố
Trong nghi thức cầu nguyện của nhà Phật, có rất nhiều nghi thức khác nhau như: cầu an, cầu siêu, cầu sám hối… Vậy cầu siêu là gì? Lễ cầu siêu được tổ chức như thế nào? Kính mời Quý Phật tử cùng Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Cầu siêu là gì?

“Cầu” là cầu nguyện, “siêu” là siêu thoát. Cầu siêu là việc cầu nguyện, cầu mong cho anh linh của những người đã mất được siêu thoát và an lành, giúp những vong linh vượt qua khỏi cảnh đau khổ, đạt đến cảnh an vui.

Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu

Nguồn gốc của nghi lễ cầu siêu được ghi ở trong các kinh sách của cả Phật giáo Nam truyền cũng như Bắc truyền. 

Theo kinh sách của Phật giáo Nam truyền có bài kinh hồi hướng vong linh, về câu chuyện Đức Phật đã hướng dẫn vua Tần Bà Sa La hãy tu tập, làm những việc thiện để hồi hướng cho người thân đã quá cố được siêu sinh về nơi Tây phương cực lạc.


Còn theo Phật giáo Bắc truyền, chắc hẳn ai cũng biết đến sự tích Mục Kiền Liên cứu mẫu thân thoát khỏi cảnh địa ngục đọa đầy. Từ đó, bắt đầu hình thành nghi thức cầu siêu. 

Theo quan niệm của dân gian ta từ xưa, con người có hai phần: phần hồn và phần xác. Và theo quy luật tự nhiên, ai cũng phải trải qua: sinh - lão - bệnh - tử.  Khi con người ta nhắm mắt xuôi tay, thân xác cát bụi lại trở về với cát bụi, nhưng theo thần thức thì phần hồn vẫn còn trong trạng thái “đợi”, nên việc cầu siêu cho linh hồn người mất để siêu thoát là việc nên làm.

Ý nghĩa của việc cầu siêu

Ý nghĩa của việc cầu siêu nằm ở sự thành tâm ở người thân của người quá cố cũng như oai lực của chư Tăng và  giáo lý nhiệm màu của Đức Phật.


Sự kết hợp này tạo nên một sức mạnh tâm linh có thể truyền tải, chuyển hóa sức mạnh đến thần thức của người quá vãng, giúp họ thoát khỏi cảnh giới khổ đau.

Vì sao lại phải cầu siêu?

Việc cầu siêu cho hương linh người mất là việc nên làm, bởi khi cầu siêu có thể mang lại lợi ích to lớn. Lễ cầu siêu còn nhắc nhở những người còn sống phải năng tạo nghiệp lành để hồi hướng công đức cho người thân đã khuất, trợ duyên cho họ vượt qua bể khổ trầm luân bởi những tạo tác nghiệp lực đã gieo trồng từ quá khứ.

Nghi thức cầu siêu cho người thân quá cố

Vậy nghi thức cầu siêu cho người thân quá cố như thế nào? Liệu có cầu siêu cho tại nhà được không? 

Lễ cầu siêu có thể tổ chức lễ cầu siêu tại chùa hoặc tổ chức tại nhà, ngoài việc tổ chức các nghi lễ cúng lễ tụng kinh thì việc người thân làm việc phước thiện cũng chính là một hình thức cầu siêu. 


Việc cầu siêu là một hình thức trợ duyên hay trợ niệm hoặc hiểu đơn thuần là việc hỗ trợ, giúp đỡ cho người thân quá cố của mình được siêu thoát.

Một số lưu ý khi làm nghi thức cầu siêu cho người thân quá cố cho người thân tại gia:

  • Thân nhân tùy nghi thiết một bàn thờ hương linh ngay tại nơi mình đang ở, có gì cúng nấy, lễ bạc lòng thành, lấy tâm làm chính.

  • Thân nhân phát nguyện tu tập như: tụng kinh, niệm Phật,bố thí, cúng dường để hồi hướng công đức, phước báu đến hương linh người quá cố.

  • Hạn chế tối đa việc sát sinh mà nên tăng cường việc phóng sinh tu phúc.

  • Hạn chế việc khóc lóc, mà nên tĩnh tâm niệm Phật, cầu nguyện cho người quá vãng.

Tụng kinh gì trong lễ cầu siêu?

Thông thường, trong các buổi lễ cầu siêu các kinh thường được tụng như: Kinh Địa Tạng, Kinh A Di Đà hay Kinh Thủy Sám.

Trong buổi lễ cầu siêu lễ nghi không cần quá cầu kỳ, chỉ cần những đồ đơn giản đủ trang trọng là được như: Hương, nến, hoa quả… Điều quan trọng nhất vẫn là tâm của người tụng kinh luôn thành kính để niệm Phật, cầu nguyện. 

Mong hóa duyên lành, nhân kỷ niệm ngày vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, sắp tới vào tháng 08/2022, tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen thuộc tỉnh Lâm Đồng sẽ diễn ra Đại lễ cầu siêu đồng bào tử nạn trong đại dịch Covid-19.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình Quý Phật tử, bạn hữu gần xa có thể đăng ký tham gia sự kiện tại đây: Tại đây

Nguồn: Truyền hình An Viên

trong Tin tức
Cầu siêu là gì? Nghi thức cầu siêu cho người thân quá cố
Ban Lien Huu 20 tháng 7, 2022
Share this post
Tag
Lưu trữ
Thong dong trước tám ngọn gió đời
Chúng ta thường bị nhiều thứ ràng buộc từ đời sống, chịu sự chi phối không những đối với cảm thụ vật chất mà còn những quan hệ về nhận thức, tư tưởng khởi nguồn tác động từ bên ngoài và cả bên trong chúng ta. Sự va chạm và phát sinh cảm giác khổ/lạc hay những tư duy đối lập không ngoài sự truy cầu hướng ngoại của tâm; khi tâm thụ động đối với ngoại cảnh là lúc tám ngọn gió đời (bát phong) thổi tâm chúng ta lung lay với những: được-mất, nhục-vinh, khen-chê, khổ-vui (lợi-suy, hủy-dự, xưng-cơ, và khổ-lạc) không lúc nào ngơi.