Tin tức
 
TIN MỚI
Cuộc đời không phải lúc nào cũng là đất bằng, trải thảm mà có lúc hầm hố, khúc khuỷu, chông gai. Hãy giữ tâm bình giữa cuộc đời để ngay nơi đời có đạo, ngay nơi đạo là tâm, ngay nơi tâm là tánh, ngay nơi tánh là Phật, ngay nơi Phật là giác ngộ giải thoát.
Chánh niệm là một pháp vô cùng quan trọng, như ánh sáng xoá tan màn đêm u ám, đem lại sự tỏ rạng cho thế gian. Chánh niệm sẽ dẹp sạch đêm dài vô minh, khổ não, đem lại ánh sáng trí tuệ an lạc cho chúng sanh.
Đại Tùng Lâm Hoa Sen là nơi để các Liên hữu Đồng tu đến tu tập theo Pháp môn Tịnh Độ và là đại thắng duyên cho các Liên hữu buông hết vạn duyên Niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Đức Thế Tôn đã dạy: “Nhân lành phước báu do làm thiện, đạo tâm tăng trưởng bởi chuyên tu”. Tiếp nối tuệ giác của đức Thế Tôn để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực và có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ làm hành trang trên bước đường tu tập theo gót chân của Phật.
Trên đường tu hành cầu giải thoát, lời Phật dạy là ngọn đuốc soi sáng tâm linh. Người học Phật cần sáng suốt, trí huệ, cần phải tiếp cận với quang minh của Phật để được minh tâm, nhờ minh tâm mà kiến tánh, kiến tánh để thành Phật. Nên nhớ rằng, cái lý đạo chân chánh nhất nằm ngay trong tâm của chúng ta.
Trong giáo pháp đức Phật dạy hãy quay về nhìn lại chính ta (phản quang tự kỷ), tức trở về để thấy hay còn có nghĩa là biết dừng lại. Từ đó, thấy rõ những ham muốn, ghét bỏ chính là phản ứng của các tập quán, thói quen xưa cũ đã tạo nên khổ đau cho ta.
Chúng ta thường nghe các bậc cổ đức dạy rằng: “Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa. Niệm Phật một câu, phúc sinh vô lượng.”, nhưng cũng có người lễ Phật đã nhiều năm mà vẫn chưa thấy có sự cảm ứng nào, nguyên nhân do đâu ? Do nghiệp chướng của người đó quá sâu dày, tội nghiệp chưa tiêu; hay là do lễ lạy chưa đúng cách, tâm không chí thành hay bởi nguyên nhân nào khác.