Tin tức
 
TIN MỚI
Trong đạo Phật, thực tập lắng nghe là một sự thực tập quan trọng, là sự thực tập thương yêu dựa trên sự hiểu biết sâu sắc bản thân mình, người khác và muôn loại. Hiểu để thương và hiểu thì mới thương đúng, đem lại hạnh phúc, bình an; muốn hiểu phải lắng nghe sâu...
Theo lời dạy của Đức Thế Tôn, để đạt đến sự giác ngộ thì “tuệ căn” được xem là tối thượng. Cũng như trong Bát chánh đạo, Chánh kiến là đứng đầu tiên. Bởi có chánh kiến mới có thể nhận thức rõ mọi phiền não, từ đó tiến đến diệt trừ và chấm dứt tất cả khổ đau sanh tử. Cho nên, trí tuệ chính là chánh kiến, có chánh kiến tức là có trí tuệ, chánh kiến là nhân, là nền tảng phát triển của tuệ giác.
Cuộc sống vốn đầy những gam màu. Mỗi kiếp người lại chọn cho mình một gam màu riêng, tùy theo nhận thức kiếp sống. Bị giới hạn trong thể xác năm uẩn khiến con người khó vượt lên cao hơn trong ước muốn vô cùng. Cho nên, mỗi người mỗi cảnh, có những lúc không tránh khỏi bị đè nặng bởi những đau khổ mà người khác hoặc bản thân mình gây ra, và không tránh khỏi có những quãng thời gian sống thiếu niềm tin vào con người và cuộc đời, bi quan về tương lai, buông xuôi theo số phận.
Khi đức Phật dạy: “Tương lai không ước vọng” chính là Ngài khuyến tấn hàng đệ tử không nên có ảo tưởng hoàn thiện một cái ta lý tưởng nào ở tương lai, mà chỉ cần kham nhẫn với thực tại, để thấy rõ ngay tại đây và bây giờ bản chất của năm uẩn “sắc-thọ-tưởng-hành-thức” là vô thường, khổ, vô ngã. Chúng ta không truy tìm sự hân hoan trong quá khứ cũng như ước vọng với tương lai để có thể sống trọn vẹn hạnh phúc an vui ngay trong từng phút giây hiện tại.
Theo giáo lý Tịnh Độ, Phật A-di-đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A-di-đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A-di-đà.
Trong “bảy pháp tất được hoan hỷ an lạc trong pháp Hiền thánh, thẳng tiến đến lậu tận”, sau khi tu tập biết pháp, biết nghĩa và biết thời, vị Tỳ-kheo tiếp tục thực hành các pháp tiếp theo là biết tiết độ, biết mình và biết hội chúng. Tiết độ trong Phật giáo được xem là cứu cánh, để ta có được cái nhìn chính kiến, sống ung dung tự tại, không bị phiền não và cám dỗ bởi danh lợi vật chất.
Ngoại trừ các bậc Thánh phiền não lậu hoặc đã đoạn tận, còn người phàm thì ai cũng có lỗi lầm. Người ta chỉ khác nhau ở chỗ lầm lỗi ấy nhiều hay ít, cách khắc phục thế nào, nhanh hay chậm, có triệt để hay không. Thành ra sự hối lỗi luôn là hành trang cho những ai hướng về đường lành, văn minh và thánh thiện.