Tin tức
 
TIN MỚI
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, có nêu rất rõ và rất ấn tượng về hạnh nguyện cứu khổ, cứu nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài tùy duyên mà ứng hiện ra các hình tướng khác nhau để cứu khổ, độ sanh. Phật dạy rằng: “Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh chịu các khổ não, nhất tâm xưng danh hiệu Quán Thế Âm. Bồ Tát tức thời quan sát âm thanh, khiến được giải thoát”.
Vừa qua, hơn 300 Phật tử, Liên hữu đồng tu thiện nam tín nữ về chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen tham dự chương trình Cộng tu Tết Giáp Thìn đã cùng nhau kiền thành trì tụng Đại Bi Thần Chú (Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni) dưới đức tướng nghiêm thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát Tứ Diện. Thời khóa diễn ra trang nghiêm, tinh tấn vào sáng ngày 10/02/2024 (Nhằm Mồng 01 Tết Giáp Thìn).
Đức Bồ Tát Quán Thế Âm có nhân duyên đặc biệt với chúng sanh trong cõi Ta-bà. Dù đã nhập Niết-bàn ở trong thế giới vô vi, tâm Ngài vẫn luôn luôn hướng về chúng sinh, lòng từ bi cứu độ chúng sinh của Ngài như ánh mặt trời luôn chiếu soi, tỏ rạng và lan toả đến muôn phương.
Đức Thế Tôn đã dạy: “Nhân lành phước báu do làm thiện, đạo tâm tăng trưởng bởi chuyên tu”. Thế nhưng sống trong thời Mạt pháp này, người tu thì nhiều mà thành tựu lại rất ít, bởi chúng sanh đang sống trong cõi ngũ trược ác thế, căn nghiệp, nghiệp lực còn rẫy đầy, lại bị vô minh che lấp chơn tâm Phật tánh nên khó lòng đoạn những tầng duyên để thật tâm phát nguyện tu hành.
Đức Phật đã dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Tánh Phật”, và Trí tuệ sẵn có xưa nay của chúng sanh vốn đồng một thể tánh với chư Phật. Chính vì vậy, mùa Xuân của sự “thấy Tánh thành Phật” có lẽ hiển lộ rõ nhất trong chính cái tâm Thường – Lạc – Ngã – Tịnh của tất thảy chúng sanh khi đã ngộ nhập tri kiến Phật.
Rằm tháng Giêng theo truyền thống Phật giáo mang hai ý nghĩa là: Kỷ niệm ngày đức Phật thuyết kinh Giải Thoát Giáo tại Thánh hội Tăng Già; Kỷ niệm đánh dấu ngày Đức Phật công bố giáo pháp đã được thiết lập vững vàng và Ngài khả hứa với ma vương sẽ viên tịch sau ba tháng nữa.
Đức Phật dạy rằng, Phật pháp bất ly thế gian giác. Tuy có những khác biệt, nhưng cuộc thế và đạo mầu lại có chung một nét Xuân. Xuân trong đạo Phật cũng là xuân trong cuộc đời, xuân khứ xuân lai xuân bất tận, xuân đến xuân đi, rồi xuân lại về. Không có mùa xuân nào là mùa xuân đầu tiên, cũng không có mùa xuân nào là mùa xuân cuối cùng. Trong cái sinh diệt không ngừng ấy, mầm xuân vẫn tiếp nối vô cùng vô tận trong từng sát-na, tương tục mãi từ sát-na này đến sát-na khác.
Bồ Tát Di Lặc hay còn gọi là Phật Di Lặc là vị Phật đương lai, Ngài là đại diện cho hạnh Từ - Bi – Hỷ - Xả, mang đến cho chúng sanh niềm an vui, hỷ lạc. Mỗi độ xuân về, các Phật tử, những người kính tin, mến mộ đạo Phật đều hân hoan đón chờ Xuân Di Lặc, với mong muốn được đón nhận sự ban vui, độ sanh, hạnh phúc từ hạnh nguyện từ bi, trí tuệ của Đức Di Lặc Bồ Tát.
< 1 2 3 4 ... 27 >